Phóng sự - Huyện Hướng Hóa
Phát triển kinh tế ở xã Thuận
(QTO) - Xã Thuận thuộc khu vực biên giới nằm ở phía Tây Nam huyện Hướng Hóa, có tổng diện tích đất tự nhiên 2.214 ha với 3.950 nhân khẩu, dân cư được phân bố ở 8 thôn, bản, có 3 dân tộc anh em gồm Kinh, Vân Kiều, Pa Kô cùng sinh sống. Những năm qua, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và Hội Nông dân cấp trên, sự phối hợp tích cực của các đoàn thể cùng quyết tâm vươn lên của cán bộ và hội viên nên hoạt động hội và phong trào nông dân xã Thuận đạt nhiều kết quả tích cực, đời sống và thu nhập của hội viên, nông dân có sự cải thiện rõ nét.
Hội Nông dân xã Thuận đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với đó, hội đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế. Với phương châm “Vận động đi đôi với hỗ trợ”, những năm qua, nông dân xã Thuận đã đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng kinh tế gia trại và cải tạo vườn tạp. Toàn xã hiện có 438 hội viên nông dân. Trong đó có 64 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (2 hộ đạt cấp tỉnh, 12 hộ đạt cấp huyện và 50 hộ đạt cấp xã). Tổng dư nợ của hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay hơn 6,7 tỉ đồng với 214 hộ vay. Nông dân chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi và trồng trọt.
Ngoài cây chuối và sắn là hai cây trồng chủ lực ở địa phương, nông dân mạnh dạn cải tạo vườn tạp đưa các loại giống cây ăn quả hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên vào canh tác như nhãn, vải, xoài, chôm chôm, ổi, mít, thanh long… cho thu nhập cao. Điển hình có hộ bà Nguyễn Thị Thương ở Chi hội Thuận Hòa có thu nhập bình quân đạt 250 - 300 triệu đồng/năm; mô hình kinh tế tổng hợp của hội viên Hồ Pa Lưới, hộ Hồ Cơ ở Chi hội Úp Ly, Hồ Văn An ở Chi hội Thuận 3 đạt 180 - 200 triệu đồng/năm. Về loại hình kinh doanh dịch vụ tổng hợp, dịch vụ vận tải kết hợp thu mua nông sản, tiêu biểu có hộ Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Cư ở Thuận 4 và nhiều hộ gia đình khác cho thu nhập cao. Toàn xã hiện có 88 hộ nông dân tham gia dịch vụ phi nông nghiệp, chủ yếu phục vụ nông dân làm đất, sửa chữa xe máy, dịch vụ điện tử, may mặc, đan chổi và 15 hộ chuyên thu mua nông sản. Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã ngày càng giảm, chỉ còn chiếm 20,22%.
Về tham gia xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân tích cực hiến đất và ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Có những điển hình như hội viên Hồ Pả Hiền hiến 500 m2 đất xây trường mầm non; hội viên Hồ Thị Rương hiến 620 m2 xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình khác hiến đất, hàng trăm ngày công lao động để xây dựng đường liên thôn, liên xã và xây dựng cơ sở hạ tầng khác cho địa phương. Nhờ đó, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn ở các thôn, bản xã Thuận khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố, đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đến thăm gia đình hội viên nông dân Hồ Eng ở Chi hội Thuận 3, xã Thuận vươn lên thoát nghèo, anh chia sẻ: “Gia đình tôi là hộ nghèo của xã nhiều năm liền. Từ năm 2019 đến nay, gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn trợ cấp của nhà nước, mà luôn dựa vào sức mình là chính để vươn lên, chủ động phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm lo cho các con ăn học. Hiện tại, nguồn thu nhập của gia đình tôi mỗi năm đạt từ 100 - 120 triệu đồng từ 3 ha sắn, 1,5 ha chuối và chăn nuôi bò".
Anh Nguyễn Dương Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận cho biết: Thời gian qua, mặc dù đời sống và kinh tế của hội viên, nông dân trên địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai và COVID-19 nhưng hội đã bám sát chỉ đạo của cấp trên và luôn đồng hành với nông dân để vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan tổ chức dạy nghề cho hội viên, con em nông dân, đồng thời tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đưa vào sản xuất những loại giống cây trồng, con nuôi chất lượng, hiệu quả. Hướng dẫn hội viên xây dựng mô hình kinh tế gia trại, mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ và liên kết, hợp tác trong sản xuất để hỗ trợ thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, nhất là các sản phẩm chủ lực sắn, chuối. Từ đó, tập hợp, thu hút hội viên nông dân tham gia vào hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.
Ngọc Nhân
Ý kiến bạn đọc
-
Hội thi Pháp luật về Dân quân tự vệ năm 2021
(02/04/2022) -
Quảng Trị từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Bài 3: Kỳ vọng vào ngành công nghiệp năng lượng
(03/04/2022) -
Triển khai nhiệm vụ diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã năm 2021
(02/04/2022) -
Quảng Trị từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Bài 2: Gỡ khó cho các dự án điện gió
(03/04/2022) -
Quảng Trị từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Bài 1: Khi điện gió về bản
(03/04/2022) -
Hướng Hoá phối hợp trao tặng bò cái sinh sản cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và mô hình “Dân vận khéo” tại thôn Trùm, xã Ba Tầng
(03/04/2022) -
Chiến sĩ dân quân bị rắn cắn khi tuần tra vẫn xung phong tiếp tục chống dịch
(02/04/2022) -
Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa: Nỗ lực vượt bậc trong công tác thu ngân sách
(03/04/2022) -
Kiểm tra công tác SSCĐ bảo vệ an toàn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
(02/04/2022) -
Lực lượng vũ trang Hướng Hóa “Chung sức” chặn dịch Covid-19 từ biên cương
(02/04/2022)
- Đang truy cập6
- Hôm nay156
- Tổng lượt truy cập3.119.504