Phóng sự - Huyện Hướng Hóa
Phục dựng lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
(QTO) - Hôm nay 28/10, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa phối hợp với UBND xã Hướng Phùng tổ chức phục dựng lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại thôn Chênh Vênh.
Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại huyện Hướng Hóa. Lễ hội là dịp để bà con báo cáo với thần linh đã thu hoạch xong vụ mùa và tạ ơn thần linh đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, đem đến vụ mùa bội thu, cho bản làng yên ấm. Đây cũng là dịp kết nối tình cảm trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng.
Tiết mục biểu diễn mở màn lễ hội Mừng lúa mới là hình ảnh các chàng trai, cô gái Vân Kiều lên rẫy tuốt lúa từ lúc sáng sớm tinh mơ, khi con chim trên rừng còn chưa cất tiếng hót.
Phụ nữ Vân Kiều thu hoạch lúa tại lễ hội phục dựng Mừng lúa mới - Ảnh: ĐV
Những gùi lúa trĩu nặng sẽ được các chàng trai gùi về bản với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng, mừng vui đón một vụ mùa bội thu. Mừng lúa mới có truyền thống từ lâu đời, gắn với bản sắc văn hóa phi vật thể, đó là sự phản ánh ở bên sâu tâm hồn của người Vân Kiều, mong ước về một vụ mùa tốt tươi, một năm mới đầy hứa hẹn. Lúa sau khi tuốt đem về nhà, sẽ được để ít nhất 3 ngày mới đem giã.
Phụ nữ Vân Kiều sàng sảy gạo sau khi lúa đã giã xong - Ảnh: ĐV
Trong 3 ngày đó, lúa sẽ được bà con đem phơi khô, sảy sàng làm sạch, chọn lọc những hạt lúa chắc mẩy nhất đem cất vào kho. Trong lễ cúng Mừng lúa mới, người Vân Kiều chuẩn bị các lễ vật, ẩm thực rất chu đáo.
Sau nghi các vật tế được chuẩn bị xong, tới công đoạn các chàng trai cô gái chia nhau làm các món ăn để bày trong mâm cúng lễ. Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, các lễ vật sẽ được đặt vào mâm và dâng lên nhà sàn chính để tiến hành lễ cúng. Khi lễ vật đã được bày biện xong, cũng là lúc chủ họ, người lớn tuổi, có uy tín trong dòng họ thực hiện nghi lễ cúng bái.
Các nghi lễ của lễ cúng Mừng lúa mới được thực hiện trang trọng bởi những người lớn tuổi, có uy tín - Ảnh: ĐV
Theo nghi lễ truyền thống, để khấn vái tổ tiên và mời các vị thần linh, như: Thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để báo cáo kết thúc vụ mùa, đồng thời tạ ơn thần linh đã cho bản làng một năm mưa thuận gió hòa.
Sau phần lễ là đến phần hội. Là sự hòa trộn âm thanh giữa tiếng khèn, tiếng đàn của các chàng trai và tiếng hát của các cô gái. Tiếng khèn, tiếng đàn, làn điệu dân ca Tà oải, Oát xa nớt vốn là di sản văn hóa quý báu, đặc sắc của người Vân Kiều. Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu chúc cho cuộc sống an bình, ấm êm, phản ánh cuộc sống lao động, đồng thời thể hiện giấc mơ của con người nơi đây về cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc.
Đức Việt
Ý kiến bạn đọc
-
Hướng Hoá huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới
(21/10/2022) -
Lãnh đạo huyện Hướng Hóa thăm, hỗ trợ các hộ dân nhà bị sập
(30/09/2022) -
Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trường THCS Húc tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách
(27/09/2022) -
Hội thảo khởi động dự án cải thiện bữa ăn cho trẻ mầm non miền núi
(16/09/2022) -
Chủ tịch UBND huyện Đặng Trọng Vân thăm, tặng quà nhân dịp Tết Trung thu năm 2022
(29/09/2022) -
Ra mắt câu lạc bộ Cồng Chiêng thị trấn Lao Bảo
(06/09/2022) -
Hơn 30 nghìn học sinh trên địa bàn huyện phấn khởi bước vào năm học mới
(27/09/2022) -
Bảo hiểm xã hội huyện sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 7 tháng đầu năm 2022
(27/09/2022) -
Khe Sanh: Khai mạc giải bóng đá nam thanh niên 7 người
(27/09/2022) -
Hỗ trợ giống vật nuôi cho các xã trong vùng dự án, trị giá hơn 700 triệu đồng
(29/09/2022)
- Đang truy cập5
- Hôm nay1371
- Tổng lượt truy cập3.116.274